Nhân lên những giá trị nhân văn của lễ hội

Thảo luận trong 'Chợ Rao Vặt Tổng Hợp' bắt đầu bởi shopdancing, 16/6/23.

  1. shopdancing New Member
    shopdancing

    shopdancing New Member

    Tham gia ngày:
    24/3/23
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    XEM THÊM TẠI DANCING JUICES VAPE SHOP
    HOTLINE ZALO: 0971.829.269
    GIÁ TRỊ NHÂN VĂN CỦA LỄ HỘI


    Việt Nam là đất nước có truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời; cư dân chủ yếu là người nông dân với nghề nông trồng lúa nước. Những đặc điểm về truyền thống lịch sử, văn hóa, nghề nghiệp đã góp phần sản sinh ra nhiều loại hình lễ hội. Lễ hội thường diễn ra vào dịp đầu xuân khi mùa vụ đã thu hoạch xong, người dân háo hức đón chờ một năm mới. Song song với sự xoay vần của vũ trụ, thiên nhiên là tâm lí xốn xang, bâng khuâng của lòng người trong khoảnh khắc giao thời với những ước mong, hy vọng về tương lai, cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Những mong ước, khát vọng đó được cộng đồng gửi niềm tin qua các lễ hội.

    Trong lễ hội thường có nghi thức tế lễ, thể hiện sự biết ơn của con người với quá khứ, tổ tiên; những người đã có công khai mở, gây dựng cơ đồ, gìn giữ và bảo vệ non sông gấm vóc; thể hiện lòng biết ơn với các vị thần linh, thành hoàng làng, những vị thần tự nhiên đã cưu mang, giúp đỡ, chở che và mang lại những điều may mắn cho con người. Sau phần “lễ” với các nghi thức linh thiêng là phần “hội”. Nếu nghi thức “tế lễ” chủ yếu do các bậc cao niên, ông bà, cha mẹ thực hành, tham dự thì phần “hội” lại có sức hấp dẫn đặc biệt với nam thanh nữ tú. Họ chờ đợi, háo hức được tham gia hoặc được chiêm ngưỡng, hòa mình vào không khí náo nhiệt của những trò chơi dân gian, như: kéo co, bắt chạch trong chum, bịt mắt bắt dê, bắt vịt dưới ao, trèo cây mỡ, ném còn, đánh đu, đập niêu…; các cuộc thi như đua voi, đua bò, đua thuyền, chọi trâu, trọi gà, cờ tướng, cờ người, cướp cờ, cướp phết, thổi cơm nhanh, đấu vật…

    Lễ hội có sức sống và sức hấp dẫn lâu bền trong đời sống xã hội vì nó mang trong mình những giá trị nhân văn, tốt đẹp. Một trong những giá trị tiêu biểu của lễ hội là sự kết nối cộng đồng, là “sợi dây” kết nối giữa quá khứ với hiện tại, là sự gắn bó bền chặt của con người với cội nguồn, tổ tiên.

    Mỗi một lễ hội thường gắn với những câu chuyện, những sự kiện lịch sử. Bao phủ lên những sự kiện, câu chuyện lịch sử là không khí, sắc màu của huyền thoại, huyền tích với những kí ức về truyền thống hào hùng của cha ông trong thuở khai mở cơ đồ, dựng xây cuộc sống mới. Đến với lễ hội để hiểu hơn về truyền thống lịch sử, để gia tăng ý thức trách nhiệm cá n hân với cộng đồng, với quốc gia, dân tộc; củng cố và khắc sâu thêm tình yêu quê hương, đất nước. LVE Orion 2 Pod Kit

    Trong đời sống cộng đồng, lễ hội là điểm nhấn quan trọng trong sinh hoạt văn hóa, nơi diễn ra các nghi thức, các hoạt động văn hóa, văn nghệ phong phú, độc đáo, nói lên phong tục tập quán và nét văn hóa đặc trưng của các tộc người, các vùng miền. Những sắc màu văn hóa thể hiện qua cách bài trí lễ vật, cảnh quan di tích, các bộ trang phục truyền thống; các thực hành văn hóa; cung cách ứng xử, giao tiếp của người dân là một khía cạnh quan trọng, kết tinh và hình thành lên bản sắc văn hóa cộng đồng.

    Không chỉ kết nối con người hiện tại với quá khứ, củng cố tinh thần đại đoàn kết, lễ hội còn góp phần giáo dục, hoàn thiện nhân cách con người. Được hòa mình trong không gian lễ hội với những nghi thức mang tính tâm linh, tôn giáo, mang lại cho con người nguồn cảm hứng tích cực với tinh thần hướng hiện, lòng từ bi, nhân ái, yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. Những giá trị nhân văn của lễ hội góp phần điều chỉnh hành vi, suy nghĩ của con người theo hướng tích cực, giúp con người cân bằng trạng thái tâm lí, thắp sáng niềm tin và tình yêu cuộc sống.

    Không chỉ có sức mạnh cố kết cộng đồng, không gian của lễ hội còn kích thích, khơi nguồn sáng tạo; rèn luyện khả năng khéo léo, nhanh nhạy, hoạt bát của con người; nâng cao trí lực, thể lực; mang lại sức sống, nguồn cảm hứng mới cho cộng đồng.

    Trải qua những biến động, thăng trầm, lễ hội truyền thống vẫn giữ được những nét đẹp và giá trị nhân văn, nhân bản; là một sinh hoạt văn hóa không thể thiếu đối với mỗi người dân. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, nhiều lễ hội truyền thống có sự mở rộng về quy mô, phạm vị, tính chất. Sức hấp dẫn của lễ hội không chỉ đối với người dân địa phương mà lan tỏa đến cộng đồng, du khách ở trong và ngoài nước.

    Với sự quan tâm, chỉ đạo, định hướng của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân - chủ thể của lễ hội, đã làm tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị của lễ hội, đưa nhiều lễ hội đặc sắc của Việt Nam trở thành những di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

    Những năm qua, trước tác động của đại dịch COVID -19, việc tổ chức các hoạt động lễ hội gặp nhiều khó khăn, ảnh hướng đến nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân. Năm nay, khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, hoạt động lễ hội du xuân đầu năm được tổ chức tưng bừng ở các địa phương, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, tạo không khí hồ hởi, phấn khởi, mang lại những xung lực, sức mạnh, niềm tin để mỗi cá nhân vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành mục tiêu, dự định, từ đó có nhiều đóng góp, cống hiến cho gia đình, quê hương, đất nước.

    Nhìn chung, các lễ hội truyền thống vẫn gìn giữ, phát huy được những nét văn hóa ngàn đời. Một số lễ hội thất truyền đã được phục dựng; một số lễ hội có sự mở rộng về quy mô, phạm vi, tính chất; một số lễ hội có những sáng tạo, đổi mới trong khâu tổ chức, xây dựng kịch bản, bài trí không gian một cách khoa học, hợp lý; khắc phục được những bất cập mà báo chí, dư luận đã từng lên tiếng, góp ý.
     

Chia sẻ trang này