Vụ án mạng tại Hà Tĩnh và những điểm mờ trong tố tụng

Thảo luận trong 'Chợ Rao Vặt Tổng Hợp' bắt đầu bởi Tieubao1303, 30/8/18.

  1. Tieubao1303 New Member
    Tieubao1303

    Tieubao1303 New Member

    Tham gia ngày:
    28/8/18
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Theo đó, vụ án được dựng lại như sau: khoảng 19h ngày 10/7/2016, Hiệp gọi điện cho Tuấn nói về nhà Hiệp lấy “đồ”. Tuấn đang ở quán bi da, chạy xe máy về nhà Hiệp lấy 2 con dao, đi ra sân bóng. Tuấn, Hiệp, Thìn mỗi người đều cầm dao, kiếm vây đánh nạn nhân. Nạn nhân bị đâm và tử vong tại viện.

    Sau khi chạy khỏi sân bóng, Hiệp nói cho mọi người biết mình “lỡ tay đâm”. Tuấn nói “để em chịu cho”.

    Mọi người bàn bạc việc Tuấn nhận tội thay Hiệp, cho Tuấn nhận dạng chiếc áo màu đỏ Hiệp mặc khi gây án (CQĐT không tìm được chiếc áo này và dao, kiếm do Hiệp, Thìn sử dụng - PV). Đến 22h30 cùng ngày, Tuấn đến Công an huyện Hương Sơn đầu thú.

    Thế nhưng nếu tìm hiểu kỹ câu chuyện, người ta thấy những diễn biến trong câu chuyện của Tuấn cũng có nhiều nghi vấn.

    Tại phiên tòa đầu tiên, Tuấn khai đã bị công an thu giữ điện thoại di động ngay trong đêm, “không được lập biên bản mà bị thu giữ luôn” và “chắc chắn” về điều này.

    Tại phiên xử 2 tháng sau, luật sư hỏi, bị cáo thay đổi “không biết có lập biên bản không”.

    Biên bản tạm giữ này liên quan đến các cuộc gọi đi – đến liên tiếp của số máy Tuấn trong đêm 10/7, rạng sáng 11/7. Bản kê cuộc gọi được CQĐT thu thập. Như vậy, khi đã đến công an và bị thu giữ điện thoại, tại sao Tuấn vẫn có thể liên lạc với những người khác?

    Đặc biệt, trong đêm “mấu chốt” này, CQĐT không ra biên bản tạm giữ Tuấn mà lại ra “Biên bản giao trách nhiệm”, cho Tuấn về nhà “chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật”.
    [​IMG]
    Trong bút lục vụ án, nội dung Biên bản thể hiện:

    “Vào hồi 3h30 ngày 11/7/2016, tại Công an huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

    Chúng tôi gồm:

    1. Ông Đậu Việt Dũng – Điều tra viên – Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh

    2. Ông Trần Trung Kiên – Cán bộ Phòng PC45 Công an tỉnh Hà Tĩnh

    3. Ông Nguyễn Anh Tuấn – Cán bộ phòng PC45 Công an tỉnh Hà Tĩnh

    Tiến hành lập biên bản giao trách nhiệm đối với Hồ Anh Tuấn”.

    … “Do sự việc mới xảy ra, có sự liên quan và tham gia của nhiều người cần có thời gian để điều tra, xác minh làm rõ những nội dung Tuấn khai nhận. Vì vậy, sau khi làm việc xong, CQĐT đã cho Tuấn về và giao trách nhiệm chấp hành đúng pháp luật, có mặt theo yêu cầu của CQĐT…”.

    “Kết thúc buổi làm việc, Tuấn ra về trong tình trạng sức khỏe bình thường. Biên bản được lập xong vào hồi 4h0 cùng ngày”.

    Luật sư hỏi Tuấn nói biên bản này không đúng. Tại sao có chữ ký của bị cáo, Tuấn nói không biết.

    Bị cáo nói không nhớ rõ bị tạm giữ ở Công an huyện Hương Sơn bao lâu, chỉ nhớ ở phòng làm việc, không được đi ra ngoài, chỉ ngồi ở bàn.

    Đối với một vụ án giết người có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, nghi can ra tự thú, vì sao CQĐT không ra biên bản tạm giữ mà lại ra “Biên bản giao trách nhiệm”? Luật sư đã đề nghị VKSND Hà Tĩnh làm rõ hoạt động tố tụng này.

    Luật sư tại tòa cho rằng vụ án có nhiều dấu hiệu vi phạm tố tụng nghiêm trọng, để từ đó bị cáo Tuấn có thời gian thay đổi liên tục về lời khai. Điều này cần đánh giá năng lực, trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng.

    Đại diện VKS im lặng.

    Không chỉ bị cáo Tuấn, nhiều lời khai của nhân chứng cũng thay đổi theo hướng tương tự. Sự trùng hợp này khiến luật sư phải nêu nghi vấn: Vụ án có sự bàn bạc “nhận tội thay” hay “đổ tội thay”?

    Đây là vụ án giết người đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra trong một bối cảnh cũng đặc biệt. Tài liệu điều tra ghi nhận: Thời điểm xảy ra vụ án vào tháng 7/2016, các cơ quan chức năng Hà Tĩnh nói chung và huyện Hương Sơn nói riêng đang “đau đầu” vì trọng án liên tiếp, trong đó có hoạt động núp bóng tội phạm “mang tính xã hội đen”, dưới dạng băng ổ nhóm thanh toán lẫn nhau, làm dư luận hoang mang và giảm niềm tin với các cơ quan bảo vệ pháp luật.

    Ngay trong vụ án này, các bị cáo đều được cho là có quan hệ với “dân xã hội”, trong đó 1 bị cáo có tiền án, tiền sự; 1 bị cáo từng bị phạt vì vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép. Riêng bị cáo luôn kêu oan là Nguyễn Đức Hiệp (SN 1981, ngụ thị trấn Phố Châu) còn có mẹ đang chịu án tù chung thân vì vận chuyển ma túy trái phép. Hôm xảy ra vụ án, Hiệp vừa đi thăm mẹ ở Trại giam số 6 Bộ Công an (Nghệ An) về.

    Theo hồ sơ tố tụng, án mạng bắt đầu từ mâu thuẫn nhỏ 3 ngày trước đó giữa Trần Văn Thìn (SN 1976) và Hồ Xuân Sơn (SN 1981, cùng ngụ thị trấn Phố Châu). Sơn đi câu trộm cá bị Thìn phát hiện, hai bên xô xát.....

    Những 'điểm mờ' tố tụng trong vụ án mạng xôn xao Hà Tĩnh: Bài 2- Nạn nhân có tài 'phân thân' bị đánh và nhập viện cùng thời điểm

    (PLO) - Trải qua 2 năm tố tụng với hồ sơ lên đến cả nghìn trang, đến nay thời điểm xảy ra vụ án vẫn chưa được làm rõ. Hồ sơ tố tụng đều ghi “khoảng 19h” bị cáo bắt đầu gọi điện cho người lấy hung khí đánh nhau. Nhưng đúng “19h00”, nạn nhân đã nằm trong bệnh viện cấp cứu. Vậy vụ án xảy ra lúc nào?

    Các cơ quan tố tụng Hà Tĩnh nhận định: trong vụ giết người xảy ra ngày 10/7/2016 tại sân vận động thị trấn Phố Châu (huyện Hương Sơn), các bị cáo Nguyễn Đức Hiệp, Trần Văn Thìn, Hồ Anh Tuấn (đều ngụ huyện Hương Sơn) cùng vây đuổi đánh làm tử vong nạn nhân Nguyễn Văn Đắc (ngụ huyện Hưng Nguyên, Nghệ An).
     

Chia sẻ trang này