Một số khái niệm cơ bản mà kế toán cần biết khi học kế toán

Thảo luận trong 'Nhà Đất & Bất Động Sản' bắt đầu bởi kinhtegec, 11/9/18.

  1. kinhtegec New Member
    kinhtegec

    kinhtegec New Member

    Tham gia ngày:
    11/7/18
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Là một người học kế toán và làm kế toán, trước khi thực hiện các nghiệp trong công việc kế toán thì chắc hẳn, các bạn phải có một nền tảng kiến thức về các vấn đề trong kế toán, từ đó mới biết cách ứng dụng hiệu quả các đối tượng vào từng công việc của mình. Sau đây Trung tâm TVĐT Kinh Tế Toàn (GEC - website: gec.edu.vn) sẽ giúp bạn tìm hiểu một vài khái niệm cơ bản trong kế toán điều này là cơ sở để bạn làm tiền đề cho việc học nâng cao các chuyên đề khác hay giải quyết các vấn đề trong công việc.
    [​IMG]
    1. Bảng cân đối kế toán
    - Khái niệm: Là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo 2 cách phân loại: Kết cấu của tài sản và nguồn hình thành tài sản dưới hình thức tiền tệ tại một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, quý, năm. Bảng CĐKT còn gọi là Bảng tổng kết tài sản
    - Mối quan hệ giữa TS và NV đòi hỏi KT phải ghi nhận và phản ảnh chúng trên cả 2 mặt: Thông tin TS: quy mô DN và cơ cấu TS. Thông tin về NV: khả năng tự chủ TC và các nghĩa vụ tương lai của DN
    - Một thời điểm nhất định: tình hình TC của DN sau 1 kỳ kinh doanh, là điểm khởi đầu cho kỳ SXKD tiếp theo
    - Đơn vị đo lường là tiền tệ: thống nhất, tổng hợp các con số
    - Tính chất quan trọng nhất của Bảng cân đối kế toán là tính cân đối, thể hiện ở chỗ: Tổng cộng tài sản = Tổng cộng nguồn vốn
    - Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán:
    + Nghiệp vụ liên quan đến phần Tài sản của Bảng cân đối kế toán
    + Nghiệp vụ liên quan đến phần Nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán
    + Nghiệp vụ liên quan đến 2 phần Tài sản và nguồn vốn (TS tăng, NV tăng tương ứng)
    + Nghiệp vụ liên quan đến 2 phần là Tài sản và nguồn vốn (TS giảm, NV giảm tương ứng)

    2. Tài khoản kế toán
    - Khái niệm: Phân loại đối tượng kế toán để phản ánh, kiểm tra sự vận động của đối tượng kế toán đó. Mỗi đối tượng kế toán sẽ mở một tài khoản kế toán, Là một công cụ của kế toán để ghi chép, theo dõi tình hình và sự biến động của từng loại tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập hoặc chi phí cụ thể.
    - Kết cấu của tài khoản kế toán: NVKTPS làm các đối tượng kế toán vận động biến đổi theo cách thức khác nhau nhưng không ngoài 2 mặt đối lập: Tăng lên hoặc giảm đi => kết cấu của tài khoản cũng chia thành 2 bên để phản ánh hai mặt vận động trái ngược đó. Bên trái của TK gọi là Bên Nợ. Bên phải của TK gọi là Bên Có.
    - Căn cứ vào nội dung kinh tế, tài khoản kế toán được chia làm 3 loại:
    + TK tài sản: Là những TK phản ánh các đối tượng kế toán là tài sản của đơn vị. Các TK TS phản ánh tình hình hiện có, tăng, giảm của các loại tài sản.
    + TK nguồn vốn: Là những TK phản ánh các đối tượng kế toán là nguồn hình thành tài sản (NV) của đơn vị. Các TK NV phản ánh tình hình hiện có, tăng, giảm của các loại nguồn vốn.
    + TK phản ánh quá trình kinh doanh: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn luôn bao gồm 2 mặt đối lập: chi phí bỏ ra và doanh thu, thu nhập đạt được. Doanh thu là dòng tài sản chảy vào góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Chi phí là dòng tài sản chảy ra làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu. LN = Doanh thu - Chi phí. LN là nguồn gốc chủ yếu để tạo sự thay đổi của nguồn vốn chủ sở hữu.

    3. Đánh giá các đối tượng kế toán
    - Khái niệm: Đánh giá là phương pháp kế toán biểu hiện các đối tượng kế toán bằng tiền theo những nguyên tắc và yêu cầu nhất định.
    - Ý nghĩa: Tiền tệ là thước đo phổ biến cho tất cả các đối tượng kế toán, các NVKT. Điều này đảm bảo tính so sánh được và tổng hợp được những thông tin kế toán. Qua đó, kế toán mới có thể thực hiện một cách hiệu quả nhất chức năng kiểm tra, giám sát bằng đồng tiền đối với hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
    - Đánh giá đối tượng kế toán phải tuân theo một số nguyên tắc: Nguyên tắc giá gốc. Nguyên tắc khách quan. Nguyên tắc phù hợp. Nguyên tắc thận trọng. Nguyên tắc nhất quán. Nguyên tắc hoạt động liên tục.

    Trên đây là một trong những số khái niệm cơ bản cho những người mới bắt đầu học kế toán cần biết, sẽ là tiền đề để các bạn có thể tiến sau hơn trong việc làm và học kế toán. Để biết rõ hơn và có thể hiểu nhiều hơn về các khái niệm trên hãy tham gia các khóa đào tạo kế toán doanh nghiệp của Trung tâm GEC, Các bạn sẽ được giảng viên hướng dẫn đầy đủ về phương pháp và cách làm kế toán để bạn có thể trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp.
     

Chia sẻ trang này