Bị chó mèo cắn – Cách xử lý an toàn và hiệu quả nhất

Thảo luận trong 'Chợ Rao Vặt Tổng Hợp' bắt đầu bởi linkclick256, 29/4/20.

  1. linkclick256 Active Member
    linkclick256

    linkclick256 Active Member

    Tham gia ngày:
    18/11/19
    Bài viết:
    1,122
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    Nuôi thú cưng là điều vô cùng thú vị. Nó mang đến cho bạn nhiều điều vui vẻ trong cuộc sống hằng ngày. Thật vậy đó!

    Tuy nhiên, khi nuôi thú cưng bạn cũng cần quan tâm đến một số vấn đề liên quan khác như: Tôi phải làm gì khi bị chó cắn? Hôm qua em bé nhà tôi vừa bị chú mèo ba tư cắn vào cổ tay, tôi phải làm gì đây? Lão boss nhà tôi hôm nay bị sao ấy. Nó vừa cắn vào ngón tay tôi một phát, không biết có làm sao không nữa?… Chúng ta cần làm gì nếu chẳng may bị chó mèo cắn phải?

    Bài viết hôm nay, noithatthucung.com sẽ chia sẻ tới các bạn cách xử lý an toàn và hiệu quả khi bị chó mèo cắn. Cùng theo dõi nhé!
    1. Nếu bị chó, mèo cắn bạn cần làm gì?

    Trong cơ thể chó mèo cũng chứa khá nhiều loại vi khuẩn, virus ký sinh, gây hại đến sức khỏe con người nếu tiếp xúc phải. Vì vậy, nếu chẳng may bị chúng cắn phải, các loại vi sinh vật có hại này sẽ theo đường nước bọt, xâm nhập vào cơ thể. Những vết thương sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Tuy nhiên, điều này cũng tùy thuộc vào đặc tính của các boss bạn nuôi.

    Sau khi bị chó mèo cắn, bạn cần tiến hành một số thao tác sơ cứu khẩn cấp sau:

    – Sử dụng vòi nước sạch ở mức độ mạnh, rửa sạch thật kỹ vết cắn bằng xà phòng trong thời gian từ 5 – 20 phút.

    – Tiến hành khử trùng vết cắn bằng dung dịch cồn 70% hoặc bằng iod. Nhằm mục đích làm giảm lượng vi sinh vật xâm nhập sâu vào vết cắn.

    – Dùng băng gạc, vải sạch phủ lên miệng vết thương. Có thể buộc nhẹ lại để ngăn sự tiếp xúc không khí bên ngoài với vết cắn.

    – Nhanh chóng đem nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.
    Kiểm tra y tế và điều trị theo chỉ định của bác sĩ

    Sau khi đưa nạn nhân tới cơ sở y tế, bác sĩ sẽ kiểm tra để xác định có tiến hành tiêm phòng dại hay không? Đối với những vết cắn nhẹ, ở những vị trí an toàn thì có thể tiêm phòng uốn ván và theo dõi hiện trạng của thú nuôi để xác định. Trong vòng 10 – 15 ngày, nếu chó, mèo có hiện tượng bất thường như ốm, sốt, chết, mất tích,.. Thì cần báo ngay cho bác sĩ để được tiêm phòng dại kịp thời.

    Trong trường hợp chó, mèo không có biểu hiện gì, vẫn khỏe mạnh và bình thường thì cơ thể chúng không mang bệnh dại. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi bình thường và không cần phải tiêm phòng dại.

    Nếu vết cắn tại những vị trí quan trọng, nguy hiểm như đầu, mặt, cổ, vai,.. Thì bạn cần phải tiêm vắc-xin phòng dại, huyết thanh kháng dại ngay lập tức. Bởi vị trí này vô cùng nguy hiểm, liên kết với hệ thần kinh trung ương và tủy sống. Dễ dàng gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không cứu chữa kịp thời.
    Nghỉ ngơi, điều dưỡng và quan sát sau khi đã chích ngừa

    Sau khi đã được bác sĩ kiểm tra và tiêm phòng, bạn cần nghỉ ngơi và chú ý các triệu chứng của bản thân. Nếu xuất hiện các biểu hiện lạ, nghiêm trọng như sốt cao, nôn mửa, co giật,.. Thì bạn cần nhanh chóng tới ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và theo dõi kịp thời.
    2. Những trường hợp chó mèo có thể bị mắc bệnh dại.

    Bệnh dại ở vật nuôi là bệnh vô cùng nguy hiểm, bởi nó có độ truyền nhiễm cao nếu tiếp xúc với vết thương. Vì vậy, trong quá trình nuôi chó mèo, bạn cần tiến hành tiêm ngừa vắc-xin định kỳ cho chó mèo. Một số trường hợp sau đây chó mèo có thị bị mắc bệnh dại. Nếu không may bị chúng cắn phải, bạn cần nhong chóng tiêm phòng và huyết thanh để bảo vệ cơ thể.
    Một là, chó mèo mang về nuôi (hoặc thất lạc lâu ngày) xuất hiện các biểu hiện như ốm, sốt,..
    Hai là chó, mèo “đi bụi” trong mùa sinh sản lâu ngày
    Ba là chó mèo mắc bệnh nhưng chưa được tiêm ngừa vắc-xin.
    Bốn là chó mèo xuất hiện các biểu hiện bệnh

    Bao gồm các triệu chứng từ ủ bệnh tới phát bệnh như: ủ rũ, kén ăn sau đó là điên loạn, kích động, cắn xé đồ,.. Cuối cùng chúng có hiện tượng chảy nước dãi, khản tiếng, cơ thể yếu dần.

    Trong những trường hợp này, bạn cần chú ý cẩn thận. Không tiếp xúc quá gần, không cho chó, mèo kỳ cọ hay cắn tạo vết thương cho bạn. Cần tiến hành kiểm tra, theo dõi và tiêm ngừa kịp thời cho các bé.

    Với những chia sẻ trên, noithatthucung hy vọng sẽ có ích cho bạn trong quá trình xử lý vết cắn do chó mèo gây ra.

    Đây là vấn đề cực kỳ cần thiết yếu bạn cần nắm rõ để tránh gặp phải các sự cố trong quá trình chăm sóc thú cưng. Điều quan trọng là bạn bạn cần làm đó là quan tâm, chăm sóc hằng ngày đúng cách cho cún cưng. Để đảm bảo các mầm bệnh nguy hiểm sẽ không phát sinh trên cơ thể của các bé. Nó không chỉ đảm bảo an toàn cho bạn mà còn giúp các bé phát triển tốt, khỏe mạnh.

    Để tham khảo cũng như tìm hiểu kỹ hơn về một số quy trình chăm sóc chó mèo hợp lý. Cũng như lựa chọn cho các bé cưng của mình những phụ kiện, thiết bị nội thất phù hợp. Bạn vui lòng truy cập vào trang web: noithatthucung.com nhé.
     

Chia sẻ trang này